Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

Các câu hỏi thường gặp về sơn kiến trúc


Sơn có những thành phần cơ bản nào?
Thành phần cơ bản của sơn bao gồm:
- Chất kết dính (Chất tạo màng)
- Bột màu/ bột độn.
- Phụ gia
- Dung môi
Chất kết dính (nhựa): là chất kết dính cho tất cả các bột màu và tạo màng bám dính trên bề mặt vật chất. Chất kết dính sử dụng trong sơn được xác định bởi loại sơn, khả năng sử dụng và mục đích sử dụng. Chất kết dính phải bảo đảm về khả năng bám dính, liên kết màng và độ bền màng.
Bột độn (Extender): Bột độn được sử dụng trong thành phần của sơn nhằm cải thiện một số tính chất sản phẩm như: Tính chất màng sơn (độ bóng, độ cứng, độ mượt…), khả năng thi công, kiểm soát độ lắng…
Các chất độn thường được sử dụng như: Carbonat Canxi, Kaolin, Talc…
Bột màu (Pigments): Nguyên liệu màu sử dụng trong sơn thường ở dạng bột.
Chức năng chính của màu là tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn. Ngoài ra, màu còn ảnh hưởng tới một số tính chất màng sơn như: độ bóng, độ bền…
Màu gồm 2 loại: Màu vô cơ và màu hữu cơ
- Màu vô cơ (Màu tự nhiên): Tone màu thường xỉn, tối (trừ dioxid Titan), cho độ phủ cao, độ bền màu tốt.
- Màu hữu cơ (Màu tổng hợp): Tone màu tươi (sáng), cho độ phủ thấp, độ bền màu thường thấp hơn màu vô cơ.
Phụ gia: là loại chỉ sử dụng với 1 lượng rất nhỏ nhưng làm tăng giá trị sử dụng, khả năng bảo quản, tính chất màng.
Dung môi: là chất hòa tan nhựa hay pha loãng sơn. Đặc tính nhựa trong sơn sẽ quyết định lọai dung môi sử dụng.

Người ta sản xuất sơn như thế nào?
Để tìm hiểu sơn được sản xuất bằng cách nào, chúng ta hãy tìm hiểu qua sơ đồ công nghệ sản xuất sau đây:
· Pre-mix: Đây là quá trình trộn sơ bộ nhằm tạo hỗn hợp đồng đều giúp cho quá trình nghiền đạt kết quả tốt.
· Nghiền: là quá trình phá vỡ kích thước hạt nhằm đạt độ mịn theo yêu cầu sản phẩm.
· Letdown: là quá trình pha loãng, hoàn thiện sản phẩm.
· Lọc: là quá trình lọai bỏ các tạp chất.

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng sơn phủ? 
Các yếu tố n ảnh hưởng đến chất lượng sơn phủ như sau:
- Sự lựa chọn sản phẩm phù hợp cho sử dụng
- Công tác chuẩn bị bề mặt (xử lý bề mặt trước khi sơn)
- Quá trình tiến hành sơn
- Chất lượng của sản phẩm sơn
Với bất cứ 1 yếu tố nào không đạt đều gây ra những ảnh hưởng với tuổi thọ của lớp sơn phủ công trình.

Tại sao phải xử lý bề mặt?
Vì xử lý bề mặt càng tốt thì kết quả thu được (chất luợng màng sơn, tuổi thọ màng, giá thành đầu tư) sẽ tốt hơn. Do đó bất cứ việc thi công sơn như thế nào, dù lớn hay nhỏ, mới hay cũ, trong hay ngoài, nền gạch hay kim loại cũng phải bắt đầu bằng việc xử lý bề mặt.
Mỗi thao tác đúng đều làm tăng khả năng bảo vệ bề mặt thi công. Nếu xử lý không đúng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm.
Các giai đoạn trong xử lý bề mặt:
- Loại bỏ tạp chất trên bề mặt: lớp sơn cũ, gỉ sét, dầu mỡ hay bụi bẩn…
- Sửa chữa các khuyết tật bề mặt: trám trét các lỗ, tạo bề mặt bằng phẳng.
- Lau sạch và khô.

Sơ đồ sơn là gì? Tại sao phải sơn theo đúng sơ đồ?
Sơ đồ sơn là sơ đồ để hướng dẫn thực hiện việc thi công sơn theo trình tự đúng
Công việc thi công sơn cũng giống như việc xây một ngôi nhà bao gồm các công việc:
TT XÂY NHÀ SƠN
1. Đào móng Xử lý bề mặt
2. Đặt móng, dựng cột Sơn lót
3. Xây, hồ tường, lợp mái Sơn phủ
SƠ ĐỒ SƠN CƠ BẢN
Xử lý bề mặt >>>Sơn 1 lớp sơn lót>>>Sơn 2 lớp sơn phủ
Do đó cần phải tuân thủ đúng sơ đồ sơn để năng cao tuổi thọ của công trình.

Tại sao phải dùng sơn lót?

Sơn lót là lớp rất quan trọng, có các tác dụng sau:
- Tạo độ bám dính cho bề mặt sử dụng và lớp sơn phủ.
- Bảo vệ lớp sơn phủ không bí các phản ứng hóa học xảy ra từ bên trong như kiềm, thấm, ăn mòn, tránh cho lớp sơn phủ không bị hiện tượng biến đổi màu do kiềm hóa, bị ố vàng, bong tróc hay bị gỉ sét… Như vậy, lớp sơn lót làm tăng độ bền cho lớp sơn phủ.

Sự lựa chọn và cách thực hiện lớp sơn lót như thế nào cho phù hợp?
Vì tính chất quan trọng của lớp sơn lót nên khi thi công lớp này phải đảm bảo toàn bộ bề mặt được sơn.
- Đối với bề mặt bằng phẳng, không khuyết tật thì có thể sử dụng bất cứ loại dụng cụ để sơn, nhưng đối với bề mặt lồi lõm có góc cạnh thì ta phải chọn lựa dụng cụ thi công cho phù hợp.
- Ví dụ: Đối với bề mặt bêtông, có thể sử dụng rulô hay cọ để thi công nhưng đối với bề mặt kim loại nên dùng súng phun hay cọ.
- Việc lựa chọn sơn lót cũng rất quan trọng. mỗi sản phẩm đều có sơn lót đi kèm với nó, tuy nhiên trong một số điều kiện nhằm tăng tính sử dụng người ta có thể sử dụng loại sơn lót thích hợp khác.

Sự lựa chọn sơn phủ và các phương pháp thi công?
Lớp sơn phủ phải có khả năng trang trí, chịu được điều kiện môi trường hay những yêu cầu đặc biệt khác. Vì vậy tùy theo yêu cầu công trình mà có sự lựa chọn sản phẩm cho đúng.
· Các phưong pháp thi công sơn thủ công:
- Lăn sơn bằng trục lăn (rulô).
- Quét sơn bằng cọ
- Phun sơn bằng súng phun
- Trét sơn bằng dao ( lớp puty)
- Nhúng sơn
· Các lựa chọn phương pháp thi công sơn phụ thuộc vào:
- Loại sơn
- Điều kiện bề mặt.

Có nên dùng sản phẩm cùng hệ thống cho 1 công trình hay không?
Nên sử dụng sản phẩm cùng hệ thống vì nhà sản xuất đã

Sơn nội thất và ngoại thất khác nhau như thế nào? Có cách nào để phân biệt không?
Sơn nội thất được sử dụng cho bên trong nhà, loại sơn này ít có khả năng chống rêu mốc, không chịu tác động của môi trường. Sơn ngoại thất là loại sơn sử dụng cho bên ngoài, nó có khả năng chống rêu mốc, chịu được tác dụng của môi trường như nắng, mưa…
Nếu dùng sơn nội thất sơn bên ngoài sẽ xảy ra các hiện tượng như:
- Màng sơn bị phấn hóa.
- Màng sơn bị rêu mốc.
- Màng sơn bị phai màu.
Trên bao bì sản phẩm sơn đều ghi rõ loại sơn (nội hay ngoại thất), vì vậy cách phân biệt là đọc kỹ bao bì.

Thời gian lưu trữ của sơn phụ thuộc vào các yếu tố nào? Cách bảo quản như thế nào?
Thời gian lưu trữ của sơn phụ thuộc vào chất lượng của sơn chứa trong thùng và điều kiện môi trường bảo quản.
Cách bảo quản như sau:
- Để thùng sơn ở vị trí thẳng đứng. Nắp thùng sơn phải đậy kín.
- Tồn trữ nơi thoáng mát. Tránh nơi có nhiệt độ cao.

Các màu sơn có khác nhau về giá thành không? Có thể đặt màu sơn theo ý muốn không?
Màu sơn phụ thuộc vào loại màu sử dụng và cường độ đậm nhạt. Vì thế sẽ có sự chênh lệch giữa màu thường và màu đặc biệt.
Chỉ cần có màu sơn thì hoàn toàn có thể đặt màu theo yêu cầu.

Màu sơn thực thế có giống như trên bảng màu không? Màu sơn có thể bị phai theo thời gian không?
Màu trên bảng màu với màu thực tế có sự chênh lệch vì màu trên bảng màu phụ thuộc vào kỹ thuật in. thông thường màu sơn trên thực tế sẽ có màu đậm hơn trên bảng màu do trên diện tích rộng. Ngoài ra màu sắc trông sáng hơn hay đậm hơn còn tùy thuộc vào loại màu, không gian và ánh sáng. Dưới tác động của môi trường, màu sắc có thể bị phai dần. Chất lượng hay độ bền màu phụ thuộc vào chất lượng của sản phẩm, điều kiện bề mặt, điều kiện thi công.

Các bước để chọn màu phù hợp cho ngôi nhà như thế nào? Các nguyên tắc để có được sự phối màu hài hòa, như ý?
Không có luật trong vấn đề màu sắc, vì nó thuộc về sự cảm nhận của mỗi người. Đây chỉ là vài bước cơ bản giúp được bạn có thể chọn được màu như ý:
- Đầu tiên cần chọn màu chính cho căn phòng, dựa trên màu này sẽ chọn sự phối hợp màu.
- Sự phối hợp hài hòa tổng thể màu sắc trong căn phòng là điểu vô cùng quan trọng. Ngoài vấn đề sự hài hòa màu sắc của trần, tường…bạn phải để ý đến sàn nhà và đồ vật bạn đặt trong phòng.
- Bạn chọn màu theo bảng màu của nhà sản xuất. Bạn nên xem màu bằng ánh sáng ban ngày và ban đêm để có thể thấy được ánh màu thay đổi.
- Sau cùng ban nên mua một lượng sơn theo đơn vị nhỏ nhất của nhà sản xuất để sơn thử. Lúc này bạn sẽ có sự lựa chọn đúng nhất khi thấy màu chọn thể hiện trên tường.
- Bạn nên lưu ý với màu chọn trên bảng màu nhưng khi lăn trên 1 diện tích rộng sẽ cảm nhận màu đậm hơn bảng màu.

Màu sắc có ảnh hưởng đến kích thước căn phòng hay không?
Thông thường màu nóng, đậm như đỏ, màu cam và màu vàng tạo k hông gian bị thu hẹp lại. các màu này được coi như màuđộng vì nó rất nổi bật và đập ngay vào mắt.
Ngược lại các màu xanh dương, xanh lá, tím tạo không gian rộng rãi hơn vì đây là những màu tĩnh. Tuy nhiên đối với những màu như xanh đậm cũng làm cho kích thước căn phòng nhỏ lại. Những căn phòng có diện tích nhỏ, để tạo không gian rộng rãi hơn ta nên sử dụng màu trắng hay màu nhẹ ôn hòa.

Độ phủ là gì? làm cách nào xác định lượng sơn cần thi công?
Độ phủ là số m2 mà 1lít (hay kg) sơn có thể phủ được. Cách xác định lượng sơn cần:
- Phải xác định chính xác diện tích cần sơn.
- Tra độ phủ của loại sản phẩm cần sơn theo hướng dẫncủa nhà sản xuất. từ đó tính lượng sơn cần sử dụng.

Tại sao phải thi công 2 lớp sơn phủ?
Chất lượng và sự đồng màu của màng sơn khi lăn 2 lớp sơn phủ luôn tốt hơn 1 lớp. Sơn 1 lớp không đảm bảo sự che lấp đều trên bề mặt.

Pha nhiều nước thì có ảnh hưởng đến chất lượng của sơn nước hay không?
Khi pha loãng nước nhiều hơn yêu cầu cho phép của nhà sản xuất thì chất lượng màng sơn sẽ yếu đi do đó dễ bị phấn hóa, rêu mốc, khi thi công cũng sẽ khó hơn vì bị chảy do loãng.

Khi thi công thì có cần tuân thủ đứng thời gian sơn cách lớp không?
Phải tuân thủ đúng thời gian sơn cách lớp để đảm bảo đúng chất lượng. Thời gian đó có thể xê dịch đôi chút do thời tiết hay nhiệt độ nhưng phải đảm bảo lớp trước khô thì mới tiếp tục sơn lớp tiếp theo.

Dùng sơn trắng lăn thay cho sơn lót được không?
Không dùng sơn trắng thay cho sơn lót được vì sơn trắng không có tính năng cần thiết của sơn lót như: tạo lớp bám dính trung gian giữa bề mặt và lớp sơn phủ, khả năng chống kiềm, chống ố, bảo vệ bề mặt lớp phủ.

Dùng xi măng trắng thay cho sơn lót được không?
Không được dùng xi măng trắng thay sơn lót vì:
- Không tạo màng nên không tạo được lớp bám dính trung gian.
- Dễ bị phấn hóa làm bong tróc lớp phủ.
- Không có khả năng kháng kiềm

Bề mặt tường sơn cũ, khi sơn mới lại có cần sơn lót hay không?
Nếu sơn lớp cũ còn tốt, cần chà nhám sơ, làm sạch bề mặt là có thể sơn lại lớp phủ.
Nếu lớp sơn củ bị bong tróc, thấm ố, rêu mốc thì phảix ử lý bề mặt và sử dụng loại sơn lót thích hợp để sơn lại.

Lăn sơn trên bề mặt cũ có đảm bảo không?
Nếu xử lý bề mặt đúng thì chất lượng đảm bảo.

Sơn nội thất có khả năng chống thấm không?
Sơn nội thất chỉ có tính trang trí, ít có khả năng chống thấm.

Bề mặt tường bị nứt có thể lăn sơn đè lên vết nứt không?
Nếu chỉ bị nứt nhỏ thì có thể lăn lên được. Nếu bị nứt nhiều và rộng cần phải xử lý bề mặt mới được sơn lên.

Có cách nào kiểm tra bề mặt đã sơn phủ mà không sử dụng sơn lót hay không?
Đối với sơn nội thất, nếu không sử dụng sơn lót thì sự ốc dễ xảy ra nhất đó là màng sơn bị kiềm hóa. Để kiểm tra, ta cần bóc tách một diện tích nhỏ của màng sơn phủ ra khỏi bề mặt, quan sát mặt trong của màng sơn phủ có lớp sơn trắng hoặc lớp sơn trắng trong hay không, nếu không thì chắc chắn không có lớp lót.

Dùng sơn nước lăn trên bề mặt sơn dầu alkyd được không?
Không dùng sơn nước lăn trên bề mặt sơn dầu alkyd

Cách tiêu biểu thực hiện sơn 1 căn phòng như thế nào? 
Cách thực hiện theocác thứ tự sau:
Sơn trần (sơn nước)>>> sơn tường (sơn nước)>>> sơn cửa đi (sơn dầu)>>> sơn cửa sổ (sơn dầu)>>> sơn chân tường (sơn nước).

Cách thực hiện sơn trần, tuờng và chân tường như thế nào cho đúng kỹ thuật?
Các bước thực hiện:
- Đầu tiên thực hiện sơn trần, trước hết thực hiện sơn các góc. Dùng cọ loại nhỏ để sơn các góc trước khi lăncác đường nằm ngang rộng 75cm trên trần bằng rulô.
- Sử dụng thang hay dùng rulô có cán dài để sơn.
- Sơn trần xong tiến hành sơn tường.

Sự khác nhau giữa các loại sơn Flat (mờ),satin hay semi-gloss (bán bóng), gloss (bóng) là gì?
- Sơn mờ (Flat) thường không có khả năng chống bẩn, không chủi rửa được.
- Sơn hoàn thiện satin hay bán bóng (semi-gloss) dễ làm sạch và thích hợp cho các chi tiết nghệ thuật cao. Nên sơn loại này trong nhà bếp, phòng tắm và cửa.
- Sơn bóng có độ sáng và chùi rửa được, vì thế thích hợp cho cửa và các sử dụng khác.

Tại sao khi dùng dầu hỏa để pha loãng sơn lót chống ố thì hay xảy ra hiện tượng vón cục 
Trả lời: Dầu hỏa không phải là dung môi của sơn lót chống ố nên khả năng pha loãng sơn kém. Nên khi đổ dầu hỏa vào lon sơn thấy có hiện tượng lớp sơn co lại, khi bắt đầu khuấy thấy hơi nặng tay và khó đều. Chỉ cần tiếp tục khuấy cho đến khi đều là sử dụng được. Sau khi pha loãng và đã khuấy đều mà không sử dụng ngay thì trước khi thi công phải khuấy lại.
Nên dùng xylene hoặc toluene để pha loãng.
Sơn lót gốc dầu và sơn lót gốc nước khác nhau như thế nào ?
Trả lời: Sơn lót gốc dầu có độ bám dính tuyệt vời trên bề mặt mastic. Nó có khả năng thấm hút lớp phấn (chalking) trên bề mặt trong khi đó sơn lót gốc nước không có đặc tính này. Do đó sơn lót gốc dầu sử dụng tốt cho các bề mặt đặc biệt dùng để xử lý cho các bề mặt bị phấn hóa nhiều.

Cách xử lý đối với công trình bị thấm từ bên trong ra?
Đối với một số công trình bị thấm không phải do từ bề mặt tường ngoài thấm vào mà do có sự thấm từ mái, góc tường…gây ra hiện tượng bị thấm và loang ố trên bề mặt. Trong trường hợp này ta phải xử lý như sau:
- Chặn nguồn thấm và chờ khô.
- Dùng sơn lót chống ố.
- Lớp phủ sử dụng sơn chống thấm cho ngoại thất còn nội thất có thể sử dụng sơn chống thấm hay bằng loại sơn nước phù hợp.
Sơn chống thấm có thể sơn lên những bề mặt nào? Các lưu ý khi thi công sơn chống thấm?
Sơn chống thấm là loại sơn có khả năng kháng nước gốc Acrylic. Nó có thể sử dụng tốt trên các bề mặt như trên các bề mặt như: tường bêtông, xi măng, bể nước, mái nhà…Cần lưu ý khi thi công:
- Phải khuấy đều trước khi sử dụng.
- Dùng rulô chịu dầu.
- Lăn dứt khoát, tránh lăn đi lăn lại nhiều lần.
- Khi sơn lớp thứ 2 phải bảo đảm thời gian sơn cách lớp.
- Phải đeo khẩu trang và kính bảo vệ mắt.
Không dùng sơn lót trước khi sơn chống thấm được không?
Không nên vì: sơn chống thấm tuy có khả năng chống thấm nhưng nó cũng là 1 sản phẩm trang trí có màu sắc. Vì thế màng sơn cũng sẽ bị xảy ra hiện tượng kiềm hóa khi bề mặt có độ kiềm cao.
Vì vậy nên dùng sơn lót cho sơn chống thấm trước khi sơn phủ sơn chống thấm.

Tại sao khi thi công sơn chống thấm có hiện tượng kéo sợi trên rulô?
Sơn chống thấm là loại sơn có độ bay hơi nhanh vì thế sơn rất mau khô. Nguời thợ thi công lăn lâu cho một lần nhúng sơn sẽ xảy ra hiện tượng sơn bắt đầu khô nên khi lăn tạo sợi trên bề mặt và rulô làm cho bề mặt không bằng phẳng và sần sùi.
Sau khi sơn lớp thứ 1 mà không chờ đủ thời gian sơn cách lớp mà sơn luôn lớp thứ 2 thì sẽ gây hiện tuợng màng sơn lớp thứ 2 tạo trạng thái không đồng đều làm nhăn bề mặt. nguyên tắc lăn sơn chống thấm phải lăn dứt khoát, tránh lăn đi lăn lại nhiều lần trên cùng một lần lăn.

Có thể dùng xăng để pha loãng sơn dầu được không?
Có thể pha được nhưng trong phạm vi quy định.

Có thể sơn dầu lên bề mặt mastic hay không?
Có thể sơn lên bề mặt bêtông hay mastic, lưu ý khả năng chịu kiềm của sơn dầu yếu hơn sơn nước. Vì thế nếu bề mặt có độ kiềm cao, màng sơn sẽ nhanh chóng bị phá hủy. Khả năng co dãn của sơn dầu trog môi truờng ẩm nhiều của bề mặt tường không tốt nên cũng dễ bị bong tróc, hay màng sơn bị mềm.

Có thể sơn trực tiếp sơn dầu lên bề mặt kim loại mà không cần sơn chống gỉ không?
Nếu không sử dụng sơn chống gỉ, tuổi thọ sản phẩm rất thấp vì bề mặt kim loại không được bảo vệ nên dẽ bị ăn mòn khi đó nó sẽ phá lớp sơn phủ. Vì vậy nên sơn lót chống gỉ.

Làm cách nào để sơn trên bề mặt sơn cũ có độ bóng cao?
Dùng giấy nhám chà trên màng sơn và làm sạch sau khi chà. Sau đó có thể sơn.

Tại sao khi sơn dầu đã khô mà màng sơn vẫn còn mềm? 
Các loại sơn nói chung đặc biệt là sơn gốc dung môi, tuy đã khô rồi nhưng màng sơn vẫn chưa đạt tới trạng thái có tính cơ lý cao nhất. Sau 1 thời gian nó mới đạt tới điểm này.
Ví dụ: sơn dầu sau khi khô (sau 24h) nếu bấm vào bề mặt thì sẽ thấy dễ bị mềm và dễ tróc. Nhưng sau khoảng 7 – 10 ngày thì màng sơn trở nên rất cứng và bám chắc bề mặt. sơn Epoxy khô sau 16h nhưng để đạt đến chất luợng tốt thì phải sau 1 tuần.

Tại sao trong một số trường hợp sơn sơn dầu lên bề mặt sơn chống gỉ thì lại có các sọc đỏ loang trên bề mặt?
Hiện tượng này xảy ra do không đảm bảo thời gian sơn cách lớp. lớp sơn lót chưa đủ thời gian kô bị dung môi của lớp sơn phủ làm yếu đi và tan ra một phần, do đó trên bề mặt xuất hiện những sọc loang đỏ là màu của sơn chống gỉ.

Cách xác định loại rulo dùng thi công như thế nào?
Sử dụng rulô có chất lượng sẽ thi công dễ dàng hơn, tạo bề mặt đều đẹp hơn.
Rulô bằng lông cừu được khuyến khích cho thi công sơn epoxy và sơn dầu, cũng có thể sử dụng rulô bằng sợi tổng hợp. Đối với bề mặt phẳng mịn dùng rulô có chiều dài phần sợi là 3/8" đến ½". Bề mặt tường gạch, bề mặt sần sùi dùng rulô sợi dài ¾" đến 1". Dùng loại rulô sợi dài ¼" cho bề mặt gạch khối hay cho bề mặt rất sần sùi và rulô sợi ngắn 3/16" cho bề mặt nhẵn mịn khi thi công sơn men.

Sơn chống thấm JOTON-CT đang dùng dở dang thì khô bề mặt (có màng) thì xử lý thế nào để dùng tiếp?
Trả lời: Khi mở nắp thùng sơn để dùng, nhưng không đậy nắp chặt, sau một thời gian thì bề mặt của sơn chứa trong thùng sẽ bị khô. Trong trường hợp này, để có thể dùng lại lớp sơn trong thùng, ta phải dùng JOTHINNER-CT vào thùng chứa sơn, dùng máy khuấy cầm tay hoặc máy khuấy thủ công, trộn kỹ cho màng sơn tan để dùng lại. Lưu ý là không pha JOTHINNER-CT quá 10% theo thể tích sơn chứa trong thùng. Nên chú ý đậy chặt nắp thùng sơn khi đang thi công sơn để tránh trường hợp này.

Sơn dầu (alkyd) đang dùng dở dang, khô bề mặt (có màng) thì xử lý thế nào để dùng tiếp?
Trả lời : Khi mở nắp thùng sơn để dùng, nhưng không đậy nắp chặt, sau một thời gian thì bề mặt của sơn chứa trong thùng sẽ khô bề mặt. Trong trường hợp này, để có thể dùng lại lớp sơn trong thùng, ta phải vớt hết màng sơn bỏ đi, sau đó dùng xylene hoặc white spirit pha loãng nhưng không quá 5% theo thể tích sơn chứa trong thùng. Nên chú ý đậy chặt nắp thùng sơn khi đang thi công sơn để tránh trường hợp này.

Tại sao không nên thi công sơn khi trời mưa hoặc trời quá nắng?
Không nên thi công sơn khi trời mưa vì trời mưa làm nhiệt độ không khí giảm, độ ẩm cao. Làm ảnh hưởng đến thời gian khô của sản phẩm. Không những thế, trời mưa còn gây hiện tượng bị ngấm tường, nếu ta cứ thi công sau ngày dễ xảy ra hiện tượng bong tróc. Trong trường hợp trời mưa mà tường không bị thấm, độ ẩm bề mặt bột đạt để thi công thì có thể tiến hành lăn sơn bên trong.
Lưu ý: Ngay cả khi nhiệt độ xuống thấp không nên thi công sơn vì màng sơn dễ bị đốm, nổi hạt, lâu khô, đổ mồ hôi.
Không nên thi công khi trời quá nắng vì sau khi thi công sơn cần ở dạng lỏng 1 thời gian để thấm vào bề mặt vật chất và bám dính lên bề mặt. Khi sơn ở nhiệt độ cao sẽ làm cho dung môi bay hơi nhanh dẫn đến hiện tượng màng sơn dễ bong tróc do độ bám giảm, màng sơn dễ rạn, nhăn nư81t do biến đổi đột ngột về trạng thái.

Sau khi thi công thì bao lâu sẽ hết mùi sơn?
Sau khi thi công, trong phòng thường còn mùi sơn. Khi sơn xong nên mở toàn bộ các cửa để tạo không không khí thoáng trong phòng, tạo điều kiện cho mùi nhanh chóng bay hết.
Thông thường sơn nước sau khoảng 2-3 ngày thì mùi bay hết.

Làm thế nào để tránh sự chấp vá hay sơn không đều? 
Màng sơn hoàn thiện trên bề mặt như bị chấp vá. Nó có thể do các yếu tố sau:
- Lớp sơn hoàn thiện được sơn trên bề mặt có các vết đốm do trét mastic.
- Độ thấm hút trên bề mặt sơn không đều.
- Bề mặt có độ kiềm cao làm ảnh hưởng đến màu sắc.
- Bề mặt mastic chưa khô hẳn hoặc quá dày.
- Thi công lớp hoàn thiện không đều.
Để tránh hiện tượng màng sơn không đều phải thực hiện tốt các công đoạn xử lý bề mặt, sơn có lớp lót, người thợ phải có kinh nghiệm thi công.

Tại sao có trường hợp lớp sơn dầu bong ra khỏi bề mặt dù bề mặt trước đó khi sơn đã được làm sạch?
Đây là hiện tượng sự cố do sơn quá dày. Khi sơn dày, màng sơn càng lâu khô, sau khi sơn vài ngày màng sơn vẫn bi mềm, nếu dùng tay hay vật gì nhọn cạy ra là có thể bóc cả lớp sơn ra khỏi bề mặt.
Hiện tượng trên cũng có thể xảy ra khi màng sơn chưa đạt đến tính chất cơ lý cao nhất (chưa đạt đến độ cứng tốt nhất). Do vô tình hay cố ý dùng tay bóc lớp sơn, lớp sơn cũng sẽ dễ bị bong tróc.


Website: son nuoc

Sơn nhà đón Tết


Thay đổi nước sơn cũng là cách làm mới lạ ngôi nhà của bạn. Hiện mỗi hãng sơn nước có cả nghìn màu ứng dụng, nhưng chọn, phối màu nào để có hiệu quả là điều cần phải suy tính. KTS Huỳnh Minh Cảnh sẽ tư vấn cho bạn về một số quy chuẩn chung trong việc chọn màu.
Có ba sắc thái biểu cảm về màu: quá khứ, hiện tại và tương lai. Gam màu quá khứ là đồng, gạch, nâu đất… thích hợp với người già, hay hoài niệm. Màu hiện đại thường là các sắc tươi và nóng như cam, vàng, đỏ, biểu hiện sự năng động. Màu tương lai thường là gam lạnh, tạo được sự lung linh huyền ảo như xanh biếc, xanh ngọc hay xanh đá saphia…
Trước khi chọn màu nền cho các phòng, bạn nên lưu ý đến những vật dụng bài trí vì nó là điểm nhấn trong màu sắc tổng thể. Từ đó, bạn có thể phối tông hài hòa, tương đồng. Với người cá tính mạnh có thể sử dụng màu tương phản. Ví dụ, bộ sa lông, kệ phòng khách màu gỗ sậm nên chọn màu tường vàng nhạt để hài hòa, nhưng muốn tạo tương phản thì chọn màu xanh. Ngoài màu nền chính, cần chọn thêm màu đệm để sơn chỉ tường, gờ cửa.
Trong ngôi nhà có nhiều phòng riêng, bạn có thể sử dụng nhiều màu nền chứ không nhất thiết dùng một màu sơn. Ví dụ phòng cho trẻ thì dùng các loại màu cơ bản như đỏ, xanh, vàng, tạo sự vui nhộn, tương thích với thị giác của trẻ.
Bạn cần quan tâm đến màu của trần và nền. Nhà hẹp, thường sơn tường và trần màu sáng để tạo hiệu ứng thị giác thoáng rộng. Nếu phòng quá cao, có thể chọn màu trần sậm để có cảm giác trần thấp lại. Riêng màu nền thường sử dụng tông đậm và nóng.
Ở phòng ăn, bạn nên dùng màu nóng và sáng để kích thích vị giác. Có thể sử dụng kết hợp với tranh tường, đèn rực rỡ để tạo sự ngon miệng. Phòng ngủ, phần lớn dùng những sắc sáng nhẹ như tím, xanh nhạt… và không làm nhiều điểm nhấn để dễ “ru” giấc ngủ. Tùy cá tính và sự yêu thích một sắc màu nào đó mà gia chủ có thể chọn - nó như một thế giới riêng tư.

Chùa Thiên Mụ được quét sơn công nghiệp?

Nhà hộ pháp phía tả, hạng mục đã được trùng tu.
Nhà hộ pháp phía tả, hạng mục đã được trùng tu.

Du khách, phật tử... đến tham quan chùa Thiên Mụ (Huế) trong thời gian thi công đều nhìn thấy công nhân dùng sơn nước Nippon để sơn tường. Tuy nhiên, những người phụ trách thi công đã phủ nhận điều này.
Công trình trùng tu chùa Thiên Mụ - di tích thuộc hệ thống Di sản văn hóa thế giới và là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Huế - được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế thực hiện. Công trình khởi công ngày 28/8/2003, tổng kinh phí đầu tư hơn 14 tỷ đồng, do Phân viện Khoa học công nghệ xây dựng Miền Trung thiết kế và thi công. Đến nay, công trình đã hoàn thành hơn 1/2 khối lượng các hạng mục. Riêng phần trùng tu, phục hồi màu sắc của các tường thành, hành lang, các nhà bia, lầu chuông, lầu trống, cửa tam quan, cửa phụ (bên tả, hữu)... đã cơ bản hoàn thành hơn 2/3 khối lượng công việc.
Thế nhưng, nhiều du khách và phật tử phản ảnh việc công nhân dùng sơn nước Nippon để sơn tường. Thầy Thích Hải Trang, người được nhà chùa giao nhiệm vụ giám sát công trình cùng Ban giám sát của Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết: "Thầy có thấy các công nhân dùng bình sơn mang các nhãn hiệu Nipon, Expo... để quét tường. Thầy thắc mắc và được giải thích, đây không phải là sơn nước công nghiệp mà là sơn vôi. Nghe thì biết vậy, chứ thực tế ra sao thì không phải chuyên môn của thầy. Thầy chỉ quan tâm đến màu sắc, làm sao cho phù hợp với nếp sống và quang cảnh chốn thiền môn".
Giã
Giã rơm để ủ mật, keo trộn vữa trước khi hòa màu.
Họa sĩ Đoàn Sĩ Lạng, người phụ trách phần phục hồi các hoa văn, họa tiết và màu sắc của công trình cho biết: "Việc chọn màu nào, khôi phục họa tiết gì chúng tôi đều thông qua một hội đồng khoa học và có biên bản thống nhất, có cả chữ ký của đại diện nhà chùa. Chất liệu được sử dụng để trùng tu phần màu sắc công trình chúng tôi tuân thủ theo quy định của Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn hóa - Thông tin chất liệu để sơn tường là vữa vôi màu truyền thống (có thể gọi là sơn vôi hay sơn ta). Cụ thể, đó là vôi nung được mua từ Quảng Bình và chúng tôi đã cho tôi nung trước đó gần nửa năm, các chất liệu keo, mật mía, nhựa cây, rơm (hoặc giấy bả), bột màu... đều tuân thủ định mức cho phép. Có hai loại phụ gia hóa chất trong suốt có chức năng chống ẩm mốc, rêu và các loại nấm mà được sử dụng là Water seal hoặc Kova (theo định mức cho phép)".
Để chứng minh, cán bộ phụ trách công trình cũng "giới thiệu" hố ủ vôi nằm sát bên ngoài bờ thành của chùa, công đoạn lọc vôi và giã rơm, trộn vữa... Thực tế, đơn vị thi công đã tuân thủ các giải pháp trùng tu mà hội đồng khoa học của dự án chọn. Cô Lê Thị Thu Hương, giám sát chuyên môn về vật liệu, hóa chất cho biết thêm: "Chúng tôi khẳng định và chịu trách nhiệm, ở công trình hoàn toàn không sử dụng bất kỳ loại sơn công nghiệp nào. Do công nhân dùng những vỏ hộp sơn công nghiệp để đựng vữa vôi màu trong khi thi công đã khiến du khách hiểu nhầm. Chúng tôi đã yêu cầu tất cả cán bộ có mặt ở công trường nếu có ai thắc mắc phải giải thích ngay".
KTS Phùng Phu, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, kết luận: "Chúng tôi thường xuyên phối hợp với nhà chùa theo dõi, kiểm tra rất chặt chẽ. Không ai điên rồ đến mức sử dụng sơn công nghiệp cho việc trùng tu di tích".

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

Cẩm nang chọn sơn nước ngoại thất

Sơn ngoại thất là một công đoạn tất yếu khi hoàn thiện công trình. Nó cũng thú vị và khó nghĩ như khi bạn phải đắn đo lựa chọn bộ cánh nào phù hợp để khoác lên mình vậy.
Và để việc sơn phết này phát huy hiệu quả tối đa, mọi việc phải bắt đầu ngay từ khâu chọn sơn ngoại thất...

Không chỉ mang đến tính thẩm mỹ, sơn ngoại thất còn đóng vai trò rất quan trọng và mang lại nhiều lợi ích lâu dài cho ngôi nhà của bạn. Nếu như không hiểu rõ điều này, mà cứ để mặc việc sơn tường diễn ra theo thói quen và sở thích chủ quan, thì không những không phát huy được tác dụng của vật liệu mà thậm chí có thể còn có tác dụng ngược.

Về cơ bản, việc sơn phủ bề mặt tường bên ngoài ngôi nhà có các tác dụng sau: làm tăng /giảm hệ số phản xạ ánh sáng trên bề mặt tường; tạo hiệu ứng lớn / nhỏ cho không gian; giúp mặt tường có màu sắc, hay độ nhẵn/nhám đúng theo ý đồ thẩm mỹ; làm cho bề mặt tường sạch sẽ và dễ vệ sinh; bảo vệ bề mặt tường và kết cấu bên trong khỏi những yếu tố xâm thực, phá hoại, góp phần bảo vệ ngôi nhà bền vững hơn.

Thế nào là sơn ngoại thất chất lượng hoàn hảo?

Theo các kiến trúc sư và chuyên gia xây dựng kinh nghiệm, một loại sơn ngoại thất được đánh giá tốt nhất thiết phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:

- Có độ che lấp và khả năng bám dính cao, giữ được màu sắc lâu phai;

- Bề mặt sơn có khả năng chống thấm, chống trầy xước, chống bám và lau chùi tốt;

- Ít hại môi trường, tiết kiệm năng lượng thông qua khả năng chống nóng hiệu quả;

- Thỏa mãn được các yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật cho bề mặt tường;

- Chủng loại sơn, màu sắc sơn phải phong phú, đáp ứng tối đa nhu cầu về thẩm mỹ lẫn công năng.

Trên thị trường hiện nay, có không ít các dòng sơn ngoại thất được sản xuất theo công nghệ cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn nói trên. Trong số đó cần phải kể đến Sơn Toa với công nghệ NanoShield mang đến nhiều khả năng ưu việt, có thể bảo vệ công trình đến 8 năm. Vì thế chúng ta hầu như không phải mất quá nhiều công sức tìm kiếm, mà chỉ cần bỏ chút thời gian nghiên cứu để chọn đúng loại sơn phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình.

Cách chọn sơn ngoại thất thích hợp

Thông thường, để chọn được loại sơn ngoại thất phù hợp, bạn có thể dựa vào các yếu tố sau...

- Thương hiệu: Bạn nên chọn những thương hiệu uy tín, được người tiêu dùng đánh giá tốt. Vì những thương hiệu này luôn có sẵn những tài liệu tham khảo hữu ích cũng như đội ngũ tư vấn thông tin sản phẩm cho khách hàng. Chưa kể, một số thương hiệu sơn cao cấp còn có chế độ bảo hành và chương trình khuyến mãi khá chu đáo và hấp dẫn.

- Chất lượng và tính năng: Thương hiệu uy tín thường đi đôi với chất lượng đảm bảo và những tính năng vượt trội, ví dụ như Sơn Toa NanoShield. Đây là loại sơn đặc biệt áp dụng công nghệ Nano tiên tiến, sử dụng công nghệ Hybrid Nano - kết hợp giữa các phân tử Nano Silicon và phân tử Nano Fluoro Carbon, giúp màng sơn có độ chống thấm và chống bám bẩn bề mặt cực kỳ hiệu quả, lại chịu đựng sự tác động khắc nghiệt của mội trường, thời gian bảo vệ công trình khá lâu. Sơn Toa NanoShield còn có riêng dòng sản phẩm chống nóng “Công nghệ Xanh”, kết hợp các tính ưu việt và tính năng giảm nhiệt tối ưu, giúp cho nhiệt độ ngôi nhà mát hơn và giảm từ 3-5oC, tiết kiệm tới 30% điện năng cho các thiết bị điện lạnh trong nhà.

- Môi trường: Nếu trước đây, người mua sơn chỉ quan tâm việc chống thấm, bảo vệ tường, bề mặt đẹp, thì giờ đây người mua sơn còn đòi hỏi ở sơn ngoại thất những yếu tố mang tính bảo vệ môi trường như: cách nhiệt, giúp tiết kiệm năng lượng tiêu hao, kháng khuẩn, chống bám bụi… Điển hình như Sơn Toa NanoShield, với tính năng kép vừa thân thiện vừa chống chịu được cái khắc nghiệt của môi trường, dòng sản phẩm này hiện đang trở thành một trong những loại sơn ngoại thất được người tiêu dùng ưa chuộng và tín nhiệm nhất hiện nay.

- Màu sắc: Đa phần các chủ nhà đều thích tự chọn màu sơn, nhưng thực tế việc này không hề dễ và không thể ngẫu hứng. Cách tốt nhất là bạn hãy đưa ra yêu cầu, hay ý tưởng về một tông màu chủ đạo theo sở thích, người thiết kế sẽ chọn bảng phối màu trên cơ sở đó.

- Giá thành: Không nên tiết kiệm thái quá khi chọn mua những dòng sơn ngoại thất. Bởi sơn ngoại thất tốt thì dù giá thành có trội hơn, nhưng bù lại, có thể giúp bạn bớt công sơn, tốn ít sơn, bớt hại môi trường và đặc biệt là tiết kiệm được chi phí sơn nhà trong nhiều năm sau đó.

Những bí quyết khi sơn tường bằng giấy

Bạn muốn phòng bé có những hình thù ngộ nghĩnh nhưng chốn riêng tư của mình trông lãng mạn còn phòng khách phải có nét sang trọng, đầm ấm... thì hãy thử dùng giấy dán tường. 

Thay áo mới cho không gian cũ, tạo một phong cách khác biệt cho ngôi nhà, thoả mãn mọi nhu cầu của các thành viên khi muốn thể hiện cá tính trong căn phòng của họ là điều mà giấy dán ưu việt hơn hẳn các loại sơn. Hơn nữa, sự đa dạng trong mẫu mã, màu sắc của giấy dán cũng giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chọn lựa nội thất phù hợp cho mỗi phòng.

Lý do nên dùng giấy dán

Giá thành không quá đắt: Những vật liệu sơn khác thường phát sinh thêm nhiều chi phí, nhưng với gián tường bạn sẽ tiết kiệm được tiền thuê thợ phun sơn hay bả matít.

Độ bền cao: Phai màu hay ố vàng hoặc thậm chí thấm và bong tróc là những dấu hiệu thường gặp khi sử dụng các loại sơn tường. Giấy dán tường thì không. Nếu thi công đúng phương pháp, xử lý bề mặt của tường tốt, và phòng có trang bị thêm máy điều hoà nhiệt độ, tuổi thọ của giấy gián tường có thể 7 – 10 năm. Trong khi đó, cứ 2 – 3 năm bạn phải tính chuyện sơn lại tường.

Không giây bẩn: Sơn nước khi phun, quét xong đòi hỏi bạn phải xử lý các vết sơn bắn tung tóe khắp nơi. Trong khi đó, nếu dùng giấy dán tường, kể cả khi keo dán vô tình dính lên ván hay trên gờ cửa thì vẫn có thể lau sạch nhanh chóng bằng miếng xốp ướt.

Tiết kiệm thời gian: Chỉ cần một công đoạn dán giấy, bạn có thể xử lý tất cả những lỗ hổng hay đốm bẩn trên bề mặt tường. Hơn nữa, việc kê đồ, dọn phòng có thể thực hiện ngay sau khi dán tường mà không phải chờ đợi đến khi bề mặt sơn khô ráo.

Màu sắc chính xác: Rõ ràng, màu sơn khi trộn trên máy tính khác nhiều so với khi sơn lên tường. Với giấy dán, xanh cỏ là xanh cỏ và vàng mơ không thể lẫn với vàng nhạt.

Lưu ý khi dán tường

- Khi sử dụng, bề mặt tường phải được xử lý tốt, phẳng, sơn một lớp lót bằng những loại sơn chống nấm mốc, sau đó sử dụng keo chuyên dùng quét trực tiếp lên giấy và miết lên tường.

- Với tường mới trát thạch cao, tốt nhất là sử dụng giấy có sẵn hồ (giấy đề can, giấy keo). Loại giấy này có thể khắc phục được trạng thái xốp của tường, khi bóc ra thay giấy khác không ảnh hưởng đến độ trơn bóng của tường.

- Với tường đã dán giấy bồi thì cần bóc ra toàn bộ lớp giấy cũ, sau đó rửa sạch các vết keo dính.

- Với tường bả matit và phun sơn, cần thận trọng khi sử dụng keo dán, tránh để lại vết dán khi bóc giấy, tốt nhất là sử dụng giấy đề -can, giấy đã quét sẵn hồ.

- Để xử lý các lỗ hổng và vết rạn nứt trên tường, hãy làm rộng vết nứt và lấp chúng lại bằng vữa hoặc nhét bìa cứng vào, đợi khô mới dán giấy lên.

- Để tạo sự đồng bộ và hài hòa, bạn có thể sử dụng chính những mảnh giấy thừa để trang trí cho cửa sổ, bàn, ghế, tủ.

- Với khổ giấy hạn chế thì một bức tường cần rất nhiều tờ. Do vậy nếu mua giấy về tự dán bạn nên lưu ý khớp các mép giấy sao cho hoa văn phù hợp với nhau, đánh số theo thứ tự để tránh nhầm lẫn khi dán. Dán từng tờ rồi đợi khô hẳn (5 phút với giấy thường và 10 phút cho giấy dày) mới dán tờ tiếp theo.

Tường nào giấy đó

- Những căn phòng nhiều độ ẩm như nhà tắm, bếp, phòng ăn, nên chọn những loại giấy dày có tráng một lớp nilon mỏng.

- Hành lang, ban công, lối ra vào nên chọn giấy carton dày.

- Với những bức tường gồ ghề, lỗ chỗ nên dùng giấy hoa văn sặc sỡ.

- Trần nhà quá cao cần chọn giấy màu tối, sẫm để tránh cảm giác trống trải, tạo sự gần gũi, ấm cúng.

Tiết kiệm chi phí khi sơn nhà

Để có những bức tường nội, ngoại thất đẹp, đồng thời lại tiết kiệm chi phí, bạn nên lưu ý tới một số nguyên tắc mà nhà sản xuất đưa ra và thực hiện triệt để trong quá trình sơn. 

Đầu tiên, khi chọn sơn, nên cẩn thận lựa theo tính năng, chủng loại, hệ thống và giá trị sản phẩm để không gây lãng phí khi không vừa ý lại phải tốn tiền đổi sơn. Mỗi loại sơn có một tính năng và công dụng khác nhau như sơn chống phèn, sơn chống ố vàng, chống bám bụi, bám bẩn, kháng khuẩn, lau chùi dễ dàng...

Sơn cũng được chọn theo từng vùng có khí hậu khác nhau để đem lại hiệu quả và bền màu cho ngôi nhà. Ngoài ra, mỗi loại sơn có giá khác nhau, tùy theo chi phí cho từng giai đoạn hoàn thiện và sở thích mà chủ đầu tư yêu cầu. 

 
Sơn nhà đẹp và tiết kiệm chi phí là mong muốn của nhiều chủ đầu tư công trình xây dựng. 

Khi bắt đầu thực hiện giai đoạn trét bột, bề mặt tường phải sạch, không có tạp chất, dầu, mỡ. Tường cũng phải khô ráo để tránh tình trạng phồng rộp sau khi trét bột. Nếu tường quá nóng, cần phải làm ẩm bề mặt với phương pháp phun sương bằng nước sạch, giúp cho bột trét bám dính chắc. Không trét bột trên bề mặt đã được sơn phủ hoặc xi măng tô láng vì như vậy bột không thể bám dính.

Sau khi trét bột, cần lăn sơn lót để làm tăng độ bám dính cho lớp sơn phủ, kháng kiềm và giúp màu sắc đồng đều, bền theo thời gian, đồng thời giảm được chi phí đầu tư lâu dài. 

Tiếp đến, lăn sơn hoàn thiện, cần phải lăn đủ hai lớp, mỗi lớp cách nhau khoảng hai giờ, tạo nên một lớp phủ dầy vừa đủ, để chống thấm tuyệt đối. 

Phá cách với sơn tường

Ở Việt Nam, việc trang trí bằng cách vẽ lên tường những hình khối hay tranh phong cảnh ít được lựa chọn vì mọi người vẫn thích những đồ trang trí bằng rèm cửa, đồ gốm... Nhưng đó chính là một sự phá cách độc đáo.

Thay vì những bức tường sơn một màu đơn giản như trước, việc vẽ bằng sơn tường với những hình khối khác nhau sẽ cho bạn một không gian sống khác biệt. Đơn giản có thể chỉ là vẽ một cành cây chạy dọc theo trần và tường nhà, bông hoa cúc là điểm nhấn trong góc phòng ngủ hay những bông hoa nhiều màu sắc nơi bàn học của trẻ, hoặc cũng có thể là những con vật gần gũi, đáng yêu với trẻ nhỏ. Tất cả sẽ làm thay đổi căn phòng, khiến nó trở nên sinh động hơn rất nhiều. 

 
Bức trang trí trong phòng ngủ. Ảnh: A+ 

Vẽ và trang trí tường có thể là vẽ trên tất cả các bức tường trong phòng, nhưng cũng có thể là chỉ vẽ trên một mảng tường mà thôi. Bạn có thể thay đổi không gian phòng khách với phong cảnh và màu sắc nhã nhẵn, nhẹ nhàng để tạo một không gian thoáng đãng và mát mẻ nhưng vẫn không kém đi phần sang trọng. 

Góc phòng được trang trí với một bức tranh sơn tường đơn giản nhưng độc đáo, khác biệt, mang đậm chất Trung Đông. Trang trí bằng sơn tường cũng đòi hỏi việc kết hợp màu sắc thật hài hoà, tạo được điểm nhấn và làm nổi bật lên phong cách sống của gia đình bạn.

 
Trang trí tường phòng tắm. Ảnh: A+ 

Bạn có thể tự vẽ với những hình khối đơn giản hoặc thuê hoạ sĩ vẽ với những hình phức tạp hơn. Sơn có thể là các loại sơn nước dùng để sơn tường trong hoặc ngoài nhà rất phổ biến hiện nay, hoặc bạn có thể dùng sơn dầu để sơn những khu vực có độ ẩm cao như bếp và phòng tắm. Bạn cũng nên sử dụng chỉ hai hoặc ba màu nhất định trong bức tranh tường bởi những màu khác sẽ được pha từ hai hoặc ba màu trên. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn, và bạn sẽ có những bức tranh tường mới lạ.